Cây gừng

Đặc điểm hình thái:

Thân rễ mập, mọng thịt, phân nhiều nhánh, đôi khi trông giống như bàn tay bị sưng phồng. Thân rễ có lớp vỏ ngoài như bần, màu nâu (thường được loại bỏ trước khi sử dụng) và phần ruột màu vàng nhạt với mùi thơm nồng giống mùi chanh và cay. Chồi lá (thân giả) cao 0,5-1,25 m, mọc hàng năm từ các chồi trên thân rễ. Các thân giả này được hình thành từ một loạt các gốc lá (bẹ) quấn chặt vào nhau; lưỡi bẹ hơi 2 thùy, dài 2–10 mm, dạng màng; lá không cuống hoặc có cuống rất ngắn; phiến lá hình mác hay thẳng-hình mác, 15–30 cm × 2-2,5 cm, đỉnh thon nhỏ dần-nhọn thon, đáy hẹp hay nhọn, màu xanh lục, sắp xếp so le, khi non có hoặc không lông sau nhẵn nhụi. Cụm hoa mọc từ thân rễ; cuống cụm hoa 15–30 cm. Cành hoa bông thóc hình trứng-hình elipxoit tù hoặc hình trụ, 4-8 × 1,5–3 cm; các lá bắc hình trứng, 2-2,5 cm, màu xanh lục nhạt đôi khi màu ánh vàng ở mép, các lá bắc trên màu xanh lục hoặc vàng nhạt, đỉnh có mấu nhọn; lá bắc con dài 2-2,5 cm, hình ống, màu ánh xanh lục. Đài hoa dài 1-2,5 cm, như thủy tinh. Tràng hoa màu xanh lục ánh vàng hoặc trắng hay vàng; ống tràng dài 2-2,5 cm; các thùy tràng hình mác nhọn, dài ~1,8 cm, màu vàng; các thùy bên 3 gân; thùy lưng 9 gân, rộng hơn. Cánh môi thuôn dài-hình trứng ngược, ngắn hơn thùy tràng hoa, 3 thùy ngắn; thùy giữa thuôn dài, mép cuộn trong, màu từ tía tới tía sẫm với đốm vàng, gần đáy có sọc, họng màu vàng đốm tía; các thùy bên ngắn, hình trứng, tù, dài 6 mm, thẳng đứng, màu tía đốm vàng. Nhị màu tía sẫm, dài bằng cánh môi. Bao phấn dài ~9 mm, màu trắng; phần phụ liên kết cong, dài ~7 mm, màu tía sẫm. Tuyến mật thuôn dài. Các cụm hoa hiếm khi xuất hiện ở các cây được trồng. Ra hoa tháng 10

Đặc điểm sinh thái:

Do là một loại cây trồng thực sự, nên nó có thể ở dạng cây trồng, cây mọc tự nhiên và cây du nhập đã tự nhiên hóa. Vì thế, nguồn gốc và sự phân bổ của quần thể tự nhiên là không rõ,[1] dù có ý kiến cho rằng nó có thể có nguồn gốc từ Ấn Độ, Đông Himalaya hay tây nam Trung Quốc.[10] Gừng có lẽ có nguồn gốc là một phần của hệ thực vật mặt đất của các khu rừng nhiệt đới vùng đất thấp, nơi người ta vẫn có thể tìm thấy nhiều loài họ hàng hoang dã của nó. Trong trồng trọt, nó yêu cầu điều kiện nóng ẩm, râm mát và phát triển tốt nhất trong đất mùn màu mỡ, vì nó cần một lượng lớn chất dinh dưỡng.

 Ứng dụng:

Từ quan điểm kinh tế thì gừng là loài quan trọng nhất trong họ Zingiberaceae.[1]

Thân rễ có mùi thơm của gừng là nguồn gốc của gừng gia vị, loại gia vị được sử dụng trong nhiều thế kỷ để thêm hương vị trong nấu ăn. Ở châu Á, thân rễ gừng tươi là một thành phần thiết yếu của nhiều món ăn, trong khi gia vị dạng bột khô phổ biến hơn trong nấu ăn của người châu Âu. Bánh mì gừng, một trong những cách sử dụng gừng phổ biến nhất ở Anh, có từ thời Anglo-Saxon khi gừng được bảo quản (sản xuất bằng cách đun sôi thân rễ trong xi-rô đường), thường được sử dụng trong y học.[10]

Gừng kết tinh, một loại đồ ngọt truyền thống được ăn như một món cao lương mỹ vị vào dịp Giáng sinh, được chế biến bằng cách tẩm đường vào gừng khô. Dầu gừng hay nhựa dầu, được sử dụng để tạo hương vị cho bia gừng (tại Anh từ 1809) và bia ale gừng (tại Anh từ 1822), và thường được sử dụng như một thành phần trong nước hoa, mỹ phẩm và thuốc

 

 

Thời vụ trồng gừng phục thuộc vào khí hậu ở từng vùng địa phương. Ở miền Bắc gừng thường được trồng vào vụ xuân, còn miền Nam trồng gừng vào đầu mùa mưa. Thời gian sinh trưởng của gừng khoảng từ 8-10 tháng.

Danh mục:
Thêm vào danh sách yêu thích
Thêm vào danh sách yêu thích

Cây gừng

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cây gừng”